“Shipwrecked: Tang Treasures and Monsoon Winds – A personal journey”

By: Do Truong Giang

Đang bận khá nhiều việc, nên mình đã nghĩ tới việc sẽ không tham dự buổi thuyết trình này, nhưng cuối cùng mình vẫn quyết định tạm gác một số việc lại để đi. Cuối cùng thì mình đã không phải hối tiếc, bởi ít nhất thì cũng đã có được một bữa ăn free, được gặp lại GS Anthony Reid, và quan trọng được học hỏi cái gọi là “tầm nhìn”, “cơ hội” và “hành động” để biến mọi thứ trở thành hiện thực của chính phủ Singapore. Và dù, đang khá bận, nhưng mình vẫn cố giành chút thời gian để viết một chút về buổi thuyết trình hôm nay, cũng như những việc liên quan.

Mới thời gian gần đây, Singapore khánh thành Bảo tàng Khoa học Nghệ thuật đầu tiên trên thế giới, nằm tại một trong những vị trí đẹp nhất của Singapore – Marina Bay Sand. (http://www.marinabaysands.com/). Một trong những cuộc triển lãm trưng bày đầu tiên của Bảo tàng này là “Shipwrecked: Tang Treasures and Monsoon Winds” (http://www.marinabaysands.com/ArtScienceMuseum/).  May mắn là – mình luôn may mắn như vậy, trong một lần đến dự Hội thảo tại ISEAS thì mình có cơ hội được thăm bảo tàng này free. Bước vào Bảo tàng này mình không khỏi bị choáng ngợp bởi các hiện vật được trưng bày. Cả một con tàu buôn cổ từ thời Đường đã được trục vớt, hiện vật và mang về trưng bày tại đây. Hàng vạn hiện vật đã được trưng bày, chủ yếu là đồ gốm sứ và sành. Những bản đồ, hình ảnh, âm thanh sống động đã giúp cho người xem có thể hình dung được về một Con đường tơ lụa trên biển đã từng phồn thịnh thời Đường và những thời kỳ sau đó. Bên cạnh đó thì những câu chuyện, những hiện vật và hình ảnh về phiên chợ Ba Tư, các thương nhân cùng đàn lạc đà cũng đã được trưng bày, tái hiện lại Con đường tơ lụa trên bộ một thời phồn vinh kết nối Trường An với thế giới Arab, Tây Á và châu Âu. Đó là một số nét chính về cuộc triển lãm tại The Artscience Museum.

Buổi thuyết trình hôm nay có lẽ nằm trong series quảng bá cho Triển lãm nêu trên, người thuyết trình không phải là một giáo sư, nhà khảo cổ hay một chuyên gia về lĩnh vực thương mại biển hay tàu đắm. Aw Kah Peng, một cựu sinh viên Khoa Engeneering của NUS và hiện giờ là CEO của Singapore Tourism Board, là người thuyết trình. Bài thuyết trình này không phải là một bài thuyết trình khoa học với những nhận xét đánh giá về niên đại, giá trị, chức năng… của bộ sưu tập này, mà đơn giản là kể lại hành trình từ khi con tàu đắm này được phát hiện ngoài khơi Indonesia cho đến khi toàn bộ con tàu đắm cùng các hiện vật đi cùng nó thuộc về quyền sở hữu của Singapore.

Theo đó thì, cô Aw là người phụ trách vấn đề quảng bá, phát triển cho ngành Du lịch của Singapore – một trong những ngành mang lại lợi nhuận lớn cho Singapore, chẳng hạn trong năm 2010 đã mang lại 18 tỉ đô cho Sing. “Tầm nhìn” của Sing đối với việc phát triển du lịch, đó là phát triển một hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch tới Singapore, chẳng hạn như là Khách sạn, Giao thông, Địa điểm vui chơi giải trí. Đối với họ, GIáo dục, ngoại giao hay bất cứ vấn đề nào khác đều trở thành một kênh để thúc đẩy Du lịch và “hấp dẫn” du khách quốc tế tới Sing, và tiêu tiền ở Sing. Năm 1998, con tàu đắm được phát hiện với hơn 60 ngàn hiện vật được chứa đựng trong đó. Chính phủ Singapore nhận thấy đó là “Cơ hội” lớn để có thể trở thành chủ sở hữu của Kho báu đó, và biến nó thành động lực phát triển ngành du lịch. Một “Tầm nhìn” có sẵn, một “Cơ hội” xuất hiện, và làm sao để biến nó trở thành hiện thực?

Những người phụ trách cho Dự án biến “cơ hội” này trở thành hiện thực đã đi khắp nơi để hỏi ý kiến các chuyên gia và xin sự trợ giúp từ nhiều phía. Cô Aw – người phụ trách chính của Dự án này, đã gửi một Email tới ngài Bộ trưởng (mình quên là Bộ trưởng nào, nhưng có lẽ là Bộ trưởng George Yeo – Bộ trưởng Ngoại giao, vì sau này ông tham gia tích cực vào dự án này) để xin sự trợ giúp. Như cô kể lại, thì chỉ 3 phút sau, Bộ trưởng đã trả lời: OK. Và sau một thời gian đàm phán, năm 2005, bộ sưu tập khổng lồ này đã trở thành một kho báu của Singapore. Trong thời gian chờ đợi The Artscience Museum hoàn thành, thì kho báu này đã được mang đi trưng bày tại New York. Tại Sing, hiện nay kho báu này đang trưng bày tại The ArtScience Museum, từ tháng 2 đến hết tháng 7-2011. Sau đó, nó sẽ được mang đi trưng bày tại một số nước khác trên khắp thế giới để quảng bá cho kho báu của Singapore. Hết, không có bình luận gì thêm.

2 thoughts on ““Shipwrecked: Tang Treasures and Monsoon Winds – A personal journey”

  1. Xin lỗi cho mình hỏi Monsoon Winds với nền thương mại thời đó, nghĩa tiếng Việt là gì?

    Like

Leave a comment